Năng lượng tái tạo đã được quan tâm trong Quy hoạch điện VIII (phiên bản mới nhất tháng 11/2021) sau 3 lần chỉnh sửa. Điều kiện cần để đạt mục tiêu “phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là phải triệt để loại bỏ toàn bộ các dự án nhiệt điện xây mới sau 2021, từng bước đóng cửa các nhà máy điện than đang vận hành.
Đã đến lúc năng lượng tái tạo lên ngôi - điện than thoái trào
Đầu tư vào năng lượng tái tạo là tất yếu trong phát triển nguồn điện trên toàn cầu. Đặc biệt, trong năm 2020, công suất nguồn điện lắp đặt mới từ năng lượng tái tạo chiếm 83%, trong khi từ năng lượng hóa thạch và điện hạt nhân chỉ chiếm 17%. Điều này cho thấy điện than đang dần thoái trào và “nhường đất” để năng lượng sạch lên ngôi, phù hợp với xu thế phát triển năng lượng tương lai trên thế giới.
KDL sinh thái An Hảo - sản phẩm song sinh của Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai
Một số quốc gia châu Á như Indonesia, Bangladesh, Philippines đã tuyên bố đang tiến hành hủy hoặc rà soát các dự án điện than mới. Riêng Nhật Bản và Hàn Quốc đã cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 ngay cả trước COP26. GEM nhận định rằng, trong bối cảnh khó huy động vốn cho dự án điện than, chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo có xu hướng giảm, mang lại lợi thế rất lớn, thì các dự án điện than sẽ càng bị trì hoãn hơn nữa và thậm chí bất khả thi về tài chính.
Loại trừ lò nung chỉ thiên Ảnh: CTV
Điện than, thủ phạm đe dọa tham vọng “phát thải ròng bằng 0”
Thế giới đang tháo chạy khỏi điện than, trong khi Việt Nam và Trung Quốc đang làm điều ngược lại.
Mười năm trước, điện than chỉ đóng vai trò thứ yếu trong lưới điện quốc gia, khi chỉ đóng góp 17,6% sản lượng, kém xa so với điện khí (49,4%) và thủy điện (30,1%). Nhưng chỉ cần một thập niên liên tục mở rộng công suất, điện than đã là “quân vương” tại Việt Nam khi đóng góp đến 52,9% sản lượng điện, vượt qua thủy điện (25,5%) và “dìm” điện khí xuống hàng thứ yếu (chỉ còn 15,7%).
Có một ký ức điện than để lại nhiều hệ lụy lâu dài
Tỷ trọng sản lượng điện than của Việt Nam hiện đã cao gấp 1,6 lần mức trung bình của thế giới (52,9% so với 33,8%), trong khi tỷ trọng sản lượng điện gió và mặt trời chỉ xấp xỉ một nửa của thế giới (5,4% so với 9,4%). Việc liên tục gia tăng công suất và sản lượng điện than đã đưa Việt Nam thành “cường quốc nhiệt điện”, dù quy mô hệ thống điện nước ta chỉ xếp thứ 23 thế giới.
Với đề xuất xây mới 27 nhà máy điện than trong 15 năm tới (Quy hoạch Điện VIII tháng 10 vừa rồi), phát thải khí nhà kính của Việt Nam sẽ còn tăng liên tục. Ước tính, vào năm 2045 sẽ lên đến 350 triệu tấn CO2, thấy rõ nguy cơ đưa lượng phát thải khổng lồ này về 0 sau đó 5 năm ( 2050) là điều phi thực tế.
Trời xanh kêu cứu
Vào tháng 10/2021, hơn 200 nhà khoa học, các doanh nghiệp NLS đã gửi tâm thư lên Thủ tướng về Quy hoạch điện VIII với mong muốn, Chính phủ xem xét cẩn trọng để Dự thảo mang tầm vóc “xanh, sạch” cho hệ thống điện toàn cầu. Năng lượng tái tạo cần được phát triển để bù vào nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt.
Xu thế tất yếu điện sạch thay thế năng lượng bẩn
Cơ chế nào cho nguồn năng lượng tái tạo ?
Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh chia sẻ thêm, nhằm đạt phát thải bằng 0 vào năm 2050 thì Việt Nam cần đầu tư rất lớn cho tích trữ năng lượng và truyền tải điện, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nguồn năng lượng này.
Nhà đầu tư NLS được vinh danh xứng đáng
“Việt Nam có mỏ vàng năng lượng xanh vô tận mà không phải tốn tiền mua. Nếu biết cách khai thác và sử dụng hiệu quả, thì chúng ta thừa sức đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một sự quan tâm đúng nghĩa, chắc chắn sẽ khơi dậy những tiềm năng nội lực của doanh nghiệp Việt. Nhà nước không cần rót kinh phí cho nhà đầu tư, chỉ cần có chính sách tốt, minh bạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia - dân tộc, bảo vệ thành quả phát triển bền vững của đất nước”. Thông qua báo chí, đại diện một Tập đoàn kinh tế lớn ở phía Nam đã chia sẻ quan điểm của mình.